TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT từ đầu ra nhỉ ?
MÙNG 10 TẾT CÓ PHẢI LÀ VÍA THẦN TÀI ?
BÀI VIẾT SƯU TẦM TỪ INTERNET VỚI MỘT CÁCH DIỄN GIẢI KHÁC theo nước Việt Nam chúng ta .
Các bạn tham khảo nhé :
MÙNG 10 TẾT: LỄ TẠ ƠN NGƯỜI MỞ ĐẤT
(trên facebook Tường Quang đọc thấy bài này của Nguyễn Gia Việt; xin trích)
Hôm nay mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết. Người Miền Nam cúng mùng 10 là cúng đất đai và TRI ƠN NGƯỜI MỞ ĐẤT chớ không phải vía thần tài (thần tài là tục lệ của Tàu).
*&* TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Cuộc khai phá Nam Kỳ là vì tìm đất mới, tìm đất sống, đất đai luôn là ước mơ của nhiều lưu dân.
Ông bà ta khẩn hoang, phát đất rừng, bồi đất trũng thành khoảnh vuông vức mà làm ruộng.
Ruộng Nam Kỳ là ruộng dây, ruộng mẫu.
Nghề làm ruộng ở Nam Kỳ là nghề hái ra tiền, có một lớp điền chủ rất giàu có sống bằng nghề này, bao nhiêu người tá điền sống nhờ gieo mạ, cấy lúa, đập lúa, vác lúa, làm mướn. TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Chúng ta dân Nam Kỳ kêu “điền chủ” chớ không phải “địa chủ” như ngoài Bắc là vì sao?
Điền chủ nó thoáng, nó vẫn mở và nó ở mức độ dễ chịu nhiều hơn “địa chủ”, ngoài Bắc địa chủ đồng nghĩa với cường hào ác bá, cái vế cường hào ác bá cũng của xứ Bắc, mức độ khốc liệt vì đất Bắc ít mà lại có nạn nhân mãn, cộng với thói quen “lũy tre làng”, hương ước, dòng tộc, dân thủ cựu, dân ngụ cư khắc nghiệt.
Nam Kỳ có tá điền, nếu không mướn ruộng bà này thì qua xứ khác mướn đất ông kia, làm gì có cảnh máu me, dồn nén, ruột đổ gan bầm như ngoài Bắc.
“Xứ Nam kỳ nầy là một xứ đất rộng dân thưa. Đã vậy mà ruộng đất lại cao du, từ sông Bến Lức, Vũng Gù thẳng xuống giáp Vịnh Xiêm, chẳng luận là tỉnh nào, hễ phát cỏ gieo mạ thì tới mùa lúa đổ đầy vựa; chớ khỏi tốn tiền mua phân mà vãi trong ruộng, lại cũng khỏi đắp bờ rồi cả ngày phải cong lưng mà tát nước dưới ruộng thấp đam lên ruộng cao; như thế thì dân Nam kỳ làm ruộng sung sướng là dường nào” (Nguyễn Chánh Sắt 1919) TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
*&*
Mùng 10 từ ngày ban đầu được định ra là cúng Đất, là Tạ Ơn.
Ngày mùng 10, bà con Nam Kỳ mình có tục sẽ làm một mâm cúng cho vị thần thích ngồi ở cái bàn thờ “sát đất” ngoáy đầu nhìn ra cửa chánh, đó là đất đai, là Ông Địa.
Mâm cúng đó gồm bộ tam sên như tôm, cua, hột vịt, thêm dĩa bún tươi, dĩa rau sống, dĩa trầu cau, đặc biệt Nam Kỳ gốc phải có CÁ LÓC NƯỚNG TRUI! TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Thần Tài là một sản phẩm của người Tàu và sau này được đem vô thờ “ké” chung với Ông Địa thôi. Vì lịch sử Tàu cũng chưa nói tới ông Thần Tài nào ngồi dưới đất ăn cá lóc nướng trui hết.
Cá lóc nướng trui là món đặc trưng của ông bà Nam Kỳ mình từ thời khẩn hoang xa xưa.
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾTỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Con cá lóc dưới sông, dưới ruộng còn nhảy xoi xói dưới đìa bắt lên để nguyên con còn đủ ruột gan, vảy cá. Rồi cắm cái cây vô họng nó dựng đứng lên, phủ rơm thui cho nó chín. Khi chín để nguyên con bỏ vô dĩa và đặt trước bàn thờ Ông Địa cúng mùng 10.
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Cúng xong, ăn cá lóc nướng trui với bánh tráng quấn cùng các loại rau dân dã như rau rừng như lá cóc, rau nhái, diếp cá, ngò gai, hẹ, quế vị, lá lụa, trâm ổi, lộc vừng, đọt kim cang, sộp, lá cách, bứa rừng, bứa sông, đọt chiếc, mặt trăng, bằng lăng, trâm sắn cùng với chuối chát, thơm, xà lách, dưa leo và phải chấm nước mắm hoặc mắm nêm.
Cá lóc nướng trui là món thuộc trường phái ẩm thực khẩn hoang Miền Nam.
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Từ ẩm thực dân gian, con cá lóc nướng trui của lưu dân Lục Tỉnh xưa đã lên bàn thờ mùng 10 để thành phong tục tập quán.
Biết ơn mảnh đất cho ta có cơm ăn, áo mặc, mảnh đất làm ruộng vườn, mảnh đất cất nhà, mảnh đất chôn ông bà mình.
*&* TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Người Nam Kỳ đi khai hoang đất, tìm đất mới để sanh tồn mà tạo ra văn minh Nam Kỳ Lục Tỉnh nên ĐẤT trong tâm linh xứ này vô cùng quan trọng.
Văn minh Nam Kỳ là văn minh miệt vườn, là di dân mới nên đất quan trọng lắm, cúng đất quan trọng; người mình có buôn bán giống người Tàu đâu mà cúng thần tài đặng mà “mong ước” mua một bốn lời, giàu nứt trứng!
Sau này ảnh hưởng người Tàu nên có thờ thêm ông thần tài chung với ông địa, và nhiều người nói cúng mùng 10 là vía thần tài là sau này thôi. Thêm thắt thần tài, rồi bắt chước người Tàu cúng cây mía, sau đó hớt luôn ngày mùng 10 thành “ngày vía thần tài” giống như đảo chánh vậy!
Trong phong tục tập quán, người Nam Kỳ gốc và người Việt không cúng cây mía trong ngày mùng 10.
*&* TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Người Mỹ có ngày Tạ Ơn diễn ra vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 thì Lục Tỉnh mình có ngày Tạ Ơn vào Mùng 10 Tháng Giêng.
Cúng đất là cúng tạ ơn đất đai cho một mùa bội thu, cho nhà cửa an bề và ghi nhớ những người khai khẩn đã chết trong quá trình hình thành đất Nam Kỳ.
Tổ tiên ta là ai? TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Trước tiên là ông bà cha mẹ trực hệ sanh ra ta, có máu mủ với ta rồi những người đang ngồi trên bàn thờ giữa nhà đó.
Xa hơn, là tất cả những người Miền Nam đi trước đã quá vãng.
Nhà văn Bình-nguyên Lộc dạy rằng :
”Một quê hương phải bắt nguồn trong một dĩ vãng lâu đời mà nước mắt và nụ cười của bao thế hệ đã ràng buộc con người vào đất, vào vật, vào người. Đất, có ở lâu, tình đất mới sâu”.
Nói gọn lại là đất Nam Kỳ không phải tự dưng trên trời rớt xuống cái chủm cho người Việt, đất này gốc của Phù Nam rồi Khmer, và người Việt phải trầy vi tróc da giữ nó, khai phá nó mới có cơm gạo.
Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh gần như là một thế giới riêng biệt.
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
Người Miền Nam có giọng nói và cách nói RIÊNG BIỆT, ẩm thực huy hoàng, có quan điểm sống, nhìn nhận cuộc sống và tư duy dân chủ, tự do cũng KHÁC.
Chúng ta tự hào có Đỗ Thành Nhơn, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Thủ Khoa Huân, Quản Lịch Nguyễn Trung Trực, Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu…
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
“Canh trắng, chong đèn soi quá khứ
Viết đời biển lặng tiếp sông trong”.
TỤC LỆ VÍA THẦN TÀI MÙNG 10 TẾT
(2) Đà Nẵng Services & Media | Facebook