Quy trình làm phim quảng cáo (TVC)
Quy trình làm phim quảng cáo tại Đà Nẵng
Quảng cáo nói chung và TVC nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng. Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không thuyết phục. Vậy làm cách nào để thông tin xuyên thủng màng nhĩ đi thẳng vào trái tim của người tiếp nhận?
Phần 1: Các thuật ngữ
Client: Khách hàng đặt quảng cáo.
Agency: Công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.
Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt. ( Adaptation )
Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Vai trò cực kỳ quan trọng.
Director: Đạo diễn. Ở phim trường, ông này là vua.
Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.
Quy trình làm phim quảng cáo (TVC)
Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.
Quy trình làm phim quảng cáo tại Đà Nẵng
Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.
Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Họ hô biến một ngôi nhà hoang thành toà lâu đài, làm phép cho khung cảnh trở nên lung linh, long lanh, lấp lánh dưới bầu trời đầy sao.
Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer: Người soạn nhạc cho phim.
Hair, Make-up: Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc, khuôn mặt, biến đẹp thành xấu, biến xấu thành tệ, biến hoa nhài thành hoa hậu, biến hoa hậu thành hoa gì… tuỳ bạn tưởng tượng.
Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.
Voice Talent: Người lồng tiếng. Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài.
Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như “Chỉ có thể là Heineken” hết năm này qua năm khác.
Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng ra chết.
Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7… Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)
Shooting: Quay phim Location: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang, có thể là “Cồn Da Lạp”. Tiền nào cảnh đó.
Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên. Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC. Production: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,… miễn chín là được.
Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.
SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.
Computer Graphic Animation (CG): Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.
Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.
On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.
On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.
Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).
Budget: Tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.
Phần 2: Vai trò và đặc điểm của TVC
Vậy TVC đóng vai trò gì trong hoạt động truyền thông quảng cáo? Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không thuyết phục.
Một mẫu quảng cáo thành công luôn gợi mở và mời gọi. Thông điệp càng bén nhọn khả năng xuyên thủng càng cao. Quảng cáo nói chung và TVC nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng.
Trước khi nhảy sang mục đặc điểm, xin nhắc lại vai trò của TVC là chuyển thông tin từ A đến B. Còn cách chuyển như thế nào, dùng xe tăng hay đại bác là tuỳ vào góc nhìn của công ty quảng cáo và túi tiền của nhà sản xuất. Gào thét cả tháng mà như nước đổ đầu vịt, đôi khi thỏ thẻ mà tiền lẻ tiền chẳn đầy quần. Quảng cáo là tâm tình với từng người, không phải hét lớn cho đồng bào tôi nghe. Chín người, mười ý, một tỷ lí do. Người làm marketing hiệu quả là người tiêu tiền hiệu quả. Có ai lấy thước mà đo lòng người. Nhưng đối với công việc hoạch định ngân sách và triển khai các hoạt động marketing, phải đo cẩn thận như đi dò mìn. Sai một ly là đi một đời.
TVC có thể xem như súng và chi phí phát sóng là đạn. Súng mà không có đạn là súng hết đạn, chỉ để ngắm chơi, chẳng doạ được ai. Đặc điểm của TVC là có hình có tiếng, điện nước đầy đủ nên dễ dàng tiếp cận mục tiêu. Có điều cái giá phải trả là vô cùng lớn lại không chắc phần thắng. Vậy tại sao người ta vẫn đổ tiền vào làm TVC? Một vốn bốn lời, không thử sao biết. Có TVC xem buồn ngủ, gây mê không hồi sức, và có TVC gây buồn cười. Thế làm TVC khó hay dễ, vui hay buồn, đắt hay rẻ?
Phần 3: Qui trình làm TVC
Qui trình làm TVC lý tưởng bao gồm các bước sau:
1. Agency nhận yêu cầu từ phía Client
2. Creative brief được gửi xuống phòng sáng tạo
3. Một số kịch bản ra đời (trong toilet, công viên)
4. Client chọn một và đồng ý sản xuất
5. Storyboard được gửi cho Production House để báo giá
6. Giai đoạn tiền kỳ, sản xuất, hậu kỳ diễn ra thuận buồm xuôi gió
7. TVC ra đời trong niềm tự hào của cả họ hàngttt
Quảng cáo là thuyết phục và qui trình làm TVC cũng là qui trình thuyết phục. Một kịch bản (storyboard) trước khi được hoá kiếp thành TVC phải trải qua không biết bao nhiêu giông bão, cũng bị chặt chém và vượt tầng tầng lớp lớp quân thù như tinh trùng gặp trứng.
Nội bộ Agency cắt bớt cảnh này, trong khi phía Client lại thêm vào cảnh kia. Câu chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến khi cả hai đều thoả mãn nhau. Nếu không (hoặc cho chắc cú) phải đem storyboard hỏi ý kiến khán giả, trong nghề gọi là FGD (Focus Group Discussion). Bước này có thể được tóm tắt như sau: người ta đem nhốt một đám người tiêu dùng vào phòng kín, cho ăn no nê sau đó làm thịt từng người một.
Các câu hỏi lần lượt được đưa ra:
Đâu là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với kịch bản này?
Thông điệp chính là gì?
Bạn có thể kể lại kịch bản không?
Bạn thấy kịch bản có độc đáo không?
Cảnh nào làm bạn thích nhất?
Cảnh nào cần được chỉnh sửa?
Sau khi xem phim quảng cáo này, bạn có ý định mua thêm (dùng thử) sản phẩm không? …
Nếu tất cả đều trơn tru, storyboard sẽ được gửi đến Production House, và cơn ác mộng mang tên “Casting” xuất hiện (bỏ qua phần báo giá).
Diễn viên đóng phim quảng cáo ở Việt Nam có người là nhân viên văn phòng, người mẫu, chạy xe ôm. Có người từng đóng kịch, có người từng tự tử… Điều đáng nói là diễn viên của chúng ta học diễn xuất ở trường quay thì ít mà lăn lộn ở trường đời thì nhiều, thế nên, trước những cảnh đòi hỏi người diễn viên phải nhập tâm, diễn xuất thần, đạo diễn cũng bó tay. Quay đi quay lại thì tốn kém mà chưa chắc ưng cái bụng. Chúng ta tạm hài lòng với cái chưa hoàn hảo vậy.
Còn điều nữa là ngân hàng diễn viên đóng quảng cáo ở các Production House thiếu hụt trầm trọng. Chẳng hạn như phim cần một vai nam chính, tuổi 30, ánh mắt lạnh lùng, dung mạo tuấn tú. Quanh đi quẩn lại vẫn là những gương mặt cũ. Một lần nữa, chúng ta tạm hài lòng với cái chưa bao giờ mới vậy.
Client — Agency — Production House. Mỗi bên đóng vai trò như một mắc xích để vận hành cổ máy sản xuất TVC chạy theo tiến độ công việc. Cuộc tình tay ba có thể đơm hoa kết trái, lúc TVC hoàn thành tốt đẹp, nhưng cũng có lúc bị thọc gậy bánh xe khiến tan đàn xẻ nghé.
Ngày nay, thời gian thực hiện TVC nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng kịch bản đơn giản hay phức tạp. Xin được làm rõ là kịch bản đơn giản không đồng nghĩa với ý tưởng tồi. Đôi khi mất cả năm để săn tìm một ý tưởng lớn, và thực hiện TVC chỉ trong một giờ. Đôi khi mất cả đời mà chẳng nghĩ ra được điều gì lớn lao cả. “30 giây quảng cáo, 60 năm cuộc đời” là thế.
LÀM PHIM QUẢNG CÁO TẠI ĐÀ NẴNG | 0908430286
Add : K49 Ha Huy Tap, Thanh Khe Dist , Da Nang
Storage/ STUDIO : Lot 33B Le Tan Trung, Son Tra , Tho Quang, Da Nang
Phone : 0908430286
Zalo/ Viber/What’sapp : 0908430286
Skype : minhnhat965
Email : [email protected]
Website : danangmedia.net
Youtube : https://www.youtube.com/danangmedianet
Facebook : facebook.com/danangmedia.net
#Event #Media #Video #Photographer #Livestream
#SoundandLighting #Ledscreen #EventDecor
Bài viết rất chi tiết, dễ hiểu. Thanks ad