BIỂU DIỄN HÁT BÀI CHÒI TẠI ĐÀ NẴNG
Thuở nhỏ , vào ngày Tết tôi thường theo Ba về thăm quê nội tại làng Bất Nhị, Điện Bàn và lên thăm chị lấy chồng ở tận Đại Lộc. Dù xa xôi nhưng sau khi hương khói tổ tiên ,thăm viếng chúc tụng, ông cũng tranh thủ ghé chơi một vài hội bài chòi cho đỡ “ghiền”,vì ở thành phố hiếm nơi có tổ chức trò chơi này. Hơn nữa lời thai chòi mỗi nơi có một cách thể hiện khác, ông vẫn nhớ nằm lòng cái văn phong dặc trưng quê kiểng nên khi nghe chú hiệu hô là ông đoán biết ngay là con bài gì sẽ xuất hiện khi chưa hết lời hô, dù rằng các lớp hiệu bài chòi sau này đã tiếp thu, cải tiến, thích ứng để phát triển dần nhưng lời các con bài gốc vẫn ưu ái được trọng dụng. Tôi cũng thích thú , háo hức theo ông để rồi ngơ ngác, lạ lẫm nghe chú Hiệu hô thai, làm trò và thầm thán phục về tài ứng tác, về khả năng dẫn trò rất “chuyên nghiệp”. Một nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian kiêm “em-xi” đặc trưng của Bà chòi. Có khi mải mê đến chiều tối không muốn dứt ra, may mà còn về kịp chuyến xe cuối ngày.Sau này lớn lên , tôi đến nhiều nơi làng quê ngoại vi Hội An, một số vùng quê Quảng Nam ,Quảng Ngãi., Bình Định…( Miền đất võ chính là cái nôi của Bài chòi miền trung ) mới biết rằng thú chơi ngày Tết này không chỉ riêng ở quê nội tôi mới có
Thời công nghiệp văn minh, nhiều loại hình giải trí hiện đại dần thế chỗ nhưng may mắn thay, đó đây vẫn còn thói quen tổ chức những hội Bài chòi, dặc biệt, những hội chòi này vẫn thu hút rất đông người, và như thế vẫn còn nhiều người yêu thích Bài chòi.
Quả đúng vậy, qua bao thăng trầm Bài chòi đang phục hưng trở lại từ quê hương Phố cổ của tôi. Như nhiều nhà nghiên cứu và du khách đã nói : “Hội An không là chiếc nôi sản sinh ra Bài Chòi , nhưng nay nghiễm nhiên đã là một địa chỉ “ có thương hiệu” về loại hình này. Đến Hội An để được nghe và tham gia một vài hội Bài chòi, là một phần trong hành trình du lịch đến với phố cổ Di sản văn hoá thế giới này.” . Bài chòi Hội An đã không còn quanh quẩn trong những bức tường vôi của Phố cổ nữa, mà đã thực sự “ xuất khẩu” tung cánh khắp nơi. Không những có một , mà là vài ba đội Bài Chòi , không những chỉ có lớp đàn anh, đàn chị mà nay đã có đội ngũ kế thừa.
Đã có nhiều đoàn Phim trong nước và quốc tế đến thực hiện những thước phim khắc họa đậm chất Văn nghệ dân gian diễn xướng này. Vào những ngày cuối năm 2008, Đoàn làm phim của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành Phố Đà nẵng vào thực hiện chương trình “ Tạp chí thiếu nhi” cho kịch bản phim HÁT BÀI CHÒI Ở QUÊ EM . Hay mới đây thôi, trong năm 2009, nhiều đoàn làm phim tư liệu cũng đã thực hiện những chương trình tương tự. Tôi ngạc nhiên khi thấy các em học sinh cấp II đã hiểu biết hơn về Dân ca, về Bài chòi,. Đặc biệt hơn nữa là tại một hội Bài chòi trong phố cổ vào Đêm phố cổ hàng tháng 14 âm lịch, những tối thứ bảy hàng tuần, các chương trình Phố Đêm tôi đã nghe, đã thấy lứa măng non đã hát được nhiều làn điệu dân ca quê kiểng, nhiều em hát rất hay. Xướng được những lời thai bài chòi với nội dung tình quê hương đất nước, làng xóm, cha mẹ, ông bà , thầy yêu, bạn quý thấm đẫm tình người. Cái quan trọng hơn là các em đã “thấm” và thích dân ca quê kiểng, thích hô hát bài chòi, không còn “dị ứng” với loại hình này , dân ca không bị xem là quê mùa, lạc hậu như trước đây.
Hãy nghe các em hát:
“ Ông cha từng dạy rất nhiều
Lá lành… lá rách, nhiễu điêù…giá gương
Làm người phải biết yêu thương
Xóm thôn, Đất nước, quê hương, đồng bào
Giúp người giữa lúc lao đao
Phước dày hơn cả sóng trào biển Đông
Bầu ơi, thương lấy BÍ cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”
(CON NHÌ BÍ )
và đây nữa :
“ Cơm cha , áo mẹ, chữ thầy
Lòng em ghi nhớ, ơn này không phai
Mẹ cha vất vả ngày đêm
Thầy cô dạy dỗ chúng em nên người
Mai sau đi bốn phương trời
Công ơn trời biển suốt đời không quên
Em luôn gắng sức học hành
Con ngoan-TRÒ giỏi đáp đền ơn sâu”
(CON HỌC TRÒ )
Những lời hô phù hợp với lứa tuổi các em, thấm đẫm đạo lý “hiếu nghĩa”, “nhân tâm”, “tôn sư trọng đạo” …không biết có phải các em tự viết ra hay không, nhưng rõ ràng, đã được các em thể hiện rất say sưa, bằng tất cả sự đam mê, ham tìm hiểu, khám phá.
Dù giọng hô hát chưa thật chuẩn, chưa hay nhưng tôi đọc thấy trong đôi mắt và trái tim các em niềm say mê, lòng nhiệt tình đối với văn nghệ dân gian mà với lớp trẻ hiện nay không dễ dàng cảm thụ và chấp nhận.
Có được như vậy, ngoài cảm thụ cá nhân, trước hết phải kể đến những người đã tâm huyết cho việc phục hồi, chấn hưng , bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống giữ gìn bản sắc Văn hoá dân tộc tại Hội An mà dân ca, dân vũ, dân nhạc là một phần không thể thiếu.
Đó là nhờ ở việc quyết tâm “ Đưa dân ca, dân nhạc vào trường học” thời gian qua Hội An đã làm và đang làm hiệu quả . Hệ quả của việc này đã được đền đáp, thực tế đã trả lời “Dân ca đã được đưa về lại với quần chúng, phục vụ cho quần chúng, nơi nó từ đó sinh ra, để rồi từ đó trở lại một cách sống động hơn để phục vụ cho cộng đồng”.
Được như vậy không thể không nhắc đến công lao của những nhà folklore, đội ngũ sưu tầm, sáng tác, những đàn chị đàn anh, cô ,chú nghệ nhân…họ cũng là những thầy cô đi gieo những hạt mầm dân ca ở các trường học.
Với những gì đang diễn ra và ngày một định hình, hy vọng từ lớp trẻ này, không chỉ riêng ở Hội An mà trò chơi diễn xướng dân gian Bài Chòi sẽ lại tái sinh mạnh mẽ trên dải đất miền trung nắng gió, ở những nơi nó vốn đã được sinh ra, từng tồn tại kiêu hãnh và để lại cho đời những giá trị nghệ thuật dân gian giàu bản sắc.
Tôi hình dung, khi mùa xuân về, khi mai đào đua nở, tiếng trống hội bài chòi thúc giục như rộn rã trong tim…Tiếng anh Hiệu và những câu thai chòi như thuộc nằm lòng trong tôi vang lên rành rọt .Và, tôi nghe thấy cũng không xa lắm nữa, hình ảnh những anh Hiệu, chị Hiệu Bài chòi tương lai đang hoà nhập, xuất hiện ngày càng rõ nét trong những đêm Phố cổ lên đèn .Xa hơn, vang hơn và nhân rộng hơn trên dải đất miền trung…
————-
1 câu chuyện về hát Bài Chòi , giờ đây khi mỗi người đã khôn lớn cũng chẳng còn mấy ai biết về bài chòi nữa , di sản mai một dần mà thay thế trong đó là 1 cuộc sống với điện thoại thông minh , máy tính bảng , hay những quán net thâu đêm suốt sáng …
————–
BẢO NGUYÊN FOOD chúng tôi sẽ mang không khí này đến mọi người dân tại Đà Nẵng , BÀI CHÒI XỨ QUẢNG.
Khi đó chúng ta sẽ lưu truyền được bản sắc với một phong cách mới , đồng điệu hơn và giới trẻ sẽ thấy không còn khô khan nữa .
Nhanh tay điện thoại và đặt chỗ trước cho ông bà , cha , mẹ , những người thân của mình nhé các bạn !
Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ tại BNF Đà Nẵng.
BNF Biển Đông – Công viên biển Đông , Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng.
Điện thoại đặt chỗ : 0932.550.361 – Minh Tài
www.facebook.com/bnfdanang